Lưu trữ cho các thiết bị và ứng dụng IoT đòi hỏi các chiến lược và cách tiếp cận mới. Cùng tìm hiểu ba cách tiếp cận đang được sử dụng để xây dựng hệ thống lưu trữ cho các thiết bị IoT tiêu dùng và các hệ thống IoT công nghiệp.
Trong thế giới IT, một hằng số bất biến đó là sự thay đổi nhanh chóng. Khi các công nghệ mới phát triển, các dịch vụ làm nền tảng cho chúng cũng phải thay đổi. Hãy xem xét ảnh hưởng của các thiết bị IoT đối với việc lưu trữ và xác định các loại lưu trữ hoạt động tốt nhất cho các môi trường như vậy.
Cái nhìn này về lưu trữ IoT phải bắt đầu bằng việc kiểm tra những thay đổi đang xảy ra trong IoT . Những gì bắt đầu với một thuật ngữ mang tính tổng quát để mô tả sự phát triển của công nghệ khó phân loại như thế này càng trở nên khó hiểu hơn khi IoT đã bắt đầu nhận được sự quan tâm và trở nên phổ biến trong một số lĩnh vực.
IoT đã từng chỉ được biết đến là máy điều nhiệt thông minh và dụng cụ mở cửa garage. Giờ đây, nó bao gồm rất nhiều thiết bị từ cảm biến trung tâm dữ liệu đến camera trên mọi góc phố cho đến toàn bộ mạng lưới thiết bị tạo ra một “thành phố thông minh”, “smart city”. Điều rõ ràng là IoT không còn dễ dàng để phân loại trong lĩnh vực này, đòi hỏi cần có các chiến lược mới xung quanh việc lưu trữ.
Dưới đây là một số giải pháp lưu trữ IoT phổ biến:
- Thiết bị IoT tiêu dùng (consumer IoT). Chúng thực sự đã khởi xướng cho xu hướng IoT, và bao gồm các bộ điều nhiệt và mở cửa garage như đã nói ở trên, nhưng ngoài ra còn có hệ thống camera gia đình, thiết bị TV, thiết bị nhà thông minh và rất rất nhiều ứng dụng khác mà bạn có thể đã nghe đến.Từ góc độ lưu trữ, không có nhiều thứ để bàn ở đây vì các sản phẩm thường đi kèm với một gói dịch vụ. Ví dụ: nếu bạn là khách hàng của hệ thống chuông cửa và máy ảnh của Ring, Ring cung cấp dịch vụ dựa trên đám mây cho phép khách hàng lưu trữ dữ liệu của họ trên đám mây. Chắc chắn, trong một số trường hợp, người tiêu dùng có thể xây dựng bộ lưu trữ IoT của riêng họ cho các thiết bị này, nhưng điều đó không cần thiết.
- Thiết bị điện toán cốt lõi của doanh nghiệp. Cũng như trong mảng tiêu dùng, có rất nhiều ví dụ về các thiết bị IoT dành cho doanh nghiệp , bao gồm camera, cảm biến và nhiều thứ khác. Tất cả các thiết bị này đều yêu cầu lưu trữ và dữ liệu phi cấu trúc được tạo bởi các thiết bị IoT là trường hợp ứng dụng hoàn hảo cho các hệ thống lưu trữ object storage, có khả năng mở rộng cao và thậm chí là lưu trữ đám mây. Điều quan trọng là đảm bảo có đủ dung lượng lưu trữ cho dữ liệu liên quan và đủ băng thông để xử lý dòng chu chuyển chung của dữ liệu được đưa vào hệ thống lưu trữ IoT.
- IoT công nghiệp, điện toán cạnh biên, sương mù. Nơi mà mọi thứ trở nên khó khăn là khi bạn xem xét chuyển ra ngoài giới hạn bên trong nhà hoặc data center đến các vị trí ở vùng cạnh biên. Các nhà cung cấp đám mây, chẳng hạn như Microsoft với Azure IoT Edge, có các sản phẩm để trợ giúp trong các trường hợp này, nhưng chúng không phải luôn đảm bảo hoạt động khi có các ràng buộc về băng thông hoặc độ trễ.Đám mây ở quá xa và các trung tâm dữ liệu tại chỗ không phải lúc nào cũng khả thi, khi môi trường cạnh biên là di động hoặc có các hạn chế không gian nghiêm trọng. Đối với các môi trường này, hãy xem xét các phương pháp lưu trữ IoT cục bộ nhỏ hơn được hỗ trợ kết nối đến hệ thống trung tâm hoặc đám mây, hoặc tìm đến các nhà cung cấp lưu trữ trung tâm như ClearSky Data để giúp đảm bảo bạn có thể đáp ứng vấn đề SLA cho hệ thống IoT của mình.
Bản chất đa dạng và phân mảnh của IoT và sự khác biệt chính giữa ba loại thiết bị IoT – thiết bị tiêu dùng, thiết bị cấp doanh nghiệp, và thiết bị ở cạnh biên – có nghĩa là không có câu trả lời nào phù hợp cho tất cả các cách lưu trữ dữ liệu IoT. Mặc dù chúng tôi đã cung cấp một số hướng dẫn cơ bản tại đây, hãy làm việc với các nhà cung cấp thiết bị IoT của bạn và những lựa chọn thay thế khác nhau, chẳng hạn như nhà cung cấp đám mây của bạn, để tối ưu hóa lưu trữ cho các thiết bị và mạng IoT của bạn.